NHƯ THẾ NÀO LÀ KHẨU PHẦN ĂN DINH DƯỠNG?
Là bữa ăn có sự phối hợp đa dạng các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp, nhằm mục đích:
- Đủ nhu cầu và cân đối về năng lượng cho cơ thể: Các bữa ăn dinh dưỡng hợp lí trong ngày cần có đủ năng lượng, đáp ứng đủ nhu cầu theo độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể lực… Dưới đây là bảng nhu cầu năng lượng của trẻ trai và trẻ gái được phân chia theo độ tuổi và hoạt động thể lực (viết tắt là HĐTL) theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng:
- Đủ nhu cầu và cân đối các chất dinh dưỡng: Ngoài việc cần ăn phối hợp thực phẩm nguồn động vật và nguồn thực vật, trẻ cần được ưu tiên thực phẩm giàu đạm và chất béo nguồn gốc động vật. Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết có trong các loại thực phẩm như sau: Nhóm chất bột đường (Gạo, bột mì, ngũ cốc, khoai, sắn…); nhóm chất đạm (Thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ, lạc vững…); nhóm chất béo (Dầu, mỡ, bơ…); nhóm vitamin & chất khoáng (Rau, củ, quả…).
DẠY TRẺ CÁCH CHIA KHẨU PHẦN ĂN DINH DƯỠNG HỢP LÍ
Thời gian hợp lí phân bố bữa ăn: Việc phân chia số bữa ăn trong ngày là hết sức quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng trong từng bữa ăn, trong lúc làm việc, hoặc khi nghỉ ngơi. Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa trong 4 tiếng đồng hồ. Vì vậy, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 4 – 5 tiếng là hợp lí.
Dạy trẻ phân chia các bữa ăn dinh dưỡng hợp lí trong ngày: Tùy theo độ tuổi và nhu cầu năng lượng của trẻ mà chế độ ăn trong ngày có thể phân thành nhiều bữa, bao gồm bữa chính và bữa phụ. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đủ 3 bữa chính như sau:
- Bữa sáng: Sau khi ngủ dậy, trẻ cần ăn sáng đầy đủ và đúng giờ để cơ thể được cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động học tập và vui chơi. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, bỏ bữa sáng sẽ rất có hại cho sức khỏe do hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động không điều độ. Ngoài ra, bữa sáng còn đem lại những lợi ích dinh dưỡng như giúp duy trì sự tập trung, giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết để vận động tích cực... Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn sáng quá no sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
- Bữa trưa: Sau thời gian học tập và vui chơi vào buổi sáng, trẻ cần ăn bữa trưa với đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau đó, trẻ cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để tiếp tục các hoạt động vào buổi chiều.
- Bữa tối: Sau một ngày hoạt động tích cực, một bữa tối dinh dưỡng sẽ bù đắp cho phần năng lượng bị tiêu hao trong ngày. Việc duy trì bữa cơm gia đình vào mỗi tối sẽ giúp tăng tình cảm gắn kết của các thành viên trong gia đình. Lưu ý không nên ăn bữa tối quá muộn và nên ăn tối trước 19 giờ bạn nhé!
Để hiểu rõ hơn về cách phân chia các bữa ăn trong ngày, bạn hãy xem bảng hướng dẫn như bên dưới. Nếu nhu cầu năng lượng cần nạp vào cơ thể trong ngày là 100% thì sẽ có các cách phân chia năng lượng cho từng bữa tương ứng với các chế độ ăn như sau:

Bạn có thể tham khảo thêm các THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG cân đối và hợp lí cho trẻ từ độ tuổi 6 - 11 tuổi. Điều quan trọng nhất khi dạy trẻ phân chia bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là phải đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc: Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng… Đó đều là những điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo dinh dưỡng cân đối cho trẻ.