Giúp trẻ tiểu học vận động tích cực
Dinh dưỡng học đường

Vận động tíCh CỰC

Giúp trẻ thích thú với việc vận động mỗi ngày để thêm vui khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát và sáng tạo hơn.

Giúp trẻ tiểu học vận động tích cực

Dinh dưỡng học đường

 

Hoạt động thể lực là gì? Trẻ cần hoạt động thể lực trong bao nhiêu lâu? Những loại hình hoạt động thể lực nào phù hợp với bé? Con bạn không thích chơi thể thao thì làm thế nào để có đủ thời gian hoạt động thể lực cần thiết trong ngày? Đó là những câu hỏi thường trực mà nhiều bố mẹ quan tâm.

HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ CHƠI CÁC MÔN THỂ THAO MÀ CÒN LÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY

Hoạt động thể lực được định nghĩa là là bất kỳ chuyển động cơ thể nào mà được tạo ra bởi các cơ xương và đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.Bởi vậy không phải tập các môn thể thao mới là hoạt động thể lực.

Hoạt động thể lực có thể chỉ đơn giản là khuyến khích trẻ chạy chơi tự do ngoài sân chơi, phụ các công việc nhà như quét dọn, gấp quần áo giúp hay các bài tập vươn thở buổi sáng.

Hoạt động thể lực sẽ giúp tăng cường hệ tim mạch, phổi, tăng cường cơ bắp và xương giúp cho cơ thể phát triển, tăng sức dẻo dai cho cơ thể.

Hoạt động thể lực không chỉ mang đến lợi ích về mặt thể chất mà còn giúp hoàn thiện các kỹ năng xã hội và tạo niềm vui thông qua quá trình chơi mà học, điều đó hết sức cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh, nhất là đối với trẻ em lứa tuổi tiểu học.

Trẻ em ở độ tuổi đi học nên hoạt động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày. Thường tương đối khó khăn để trẻ có thể dành 30 phút hoàn toàn chỉ cho các hoạt động thể lực, nhưng việc thực hiện mỗi lần ít nhất 10 phút và thực hiện nhiều lần trong ngày là hoàn toàn có thể.

hinhminhoa

GỢI Ý CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

  • Hoạt động hỗ trợ, tăng cường hô hấp, sức bền
    - Đi bộ nhanh, chạy nhảy, chơi trên sân chơi, đạp xe, chạy bộ, bơi và chơi bóng rổ... các công việc nhà, làm vườn…
    - Các hoạt động này khiến thở mạnh hơn và tim đập nhanh hơn, kết quả là làm tăng sức khỏe của tim và phổi, tăng cường sức bền.
    - Nên thực hiện ít nhất 3 lần/tuần.
  • Hoạt động tăng cường cơ bắp, tăng sức mạnh của xương:
    - Chống đẩy, gập bụng, leo trèo, vật lộn, chơi kéo co, chơi với các dụng cụ trên sân chơi…
    - Các hoạt động này tăng cường cơ bắp và xương làm cho cơ bắp hoạt động nhiều hơn bình thường và tạo thêm lực cho xương.
    - Nên thực hiện ít nhất 3 lần/tuần
  • Các bài tập giãn cơ:
    - Trẻ em có thể thực hành một vài động tác yoga cơ bản, hoặc đơn giản chỉ là với, kéo căng người để lấy đồ chơi …
    - Các bài tập này giúp cải thiện tính linh hoạt, cho phép các cơ và khớp uốn cong và di chuyển dễ dàng thông qua toàn bộ chuyển động của chúng.

Các hoạt động nên thay đổi và phù hợp với độ tuổi và sự phát triển thể chất của mỗi trẻ. Trẻ em hoạt động một cách tự nhiên, đặc biệt là khi chơi tự do như chạy đuổi bắt, và chơi các trò chơi trên sân chơi. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ thực hiện nhiều hoạt động khác nhau kết hợp các loại hình hoạt động trên.

KHUYẾN KHÍCH TRẺ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC TẠI NHÀ

  • Dành thời gian mỗi ngày cho hoạt động vui chơi vận động
  • Cùng vận động với trẻ và cho trẻ thấy bạn rất vui khi vận động, con sẽ học được nhiều từ bố mẹ đấy!
  • Khuyến khích trẻ cùng làm việc nhà như quét nhà, tưới cây, rửa bát.
  • Trẻ ở độ tuổi đi học thường rất thích được giúp đỡ bố mẹ
  • Cho trẻ có thời gian chơi tự do như đi xe đạp quanh phố
  • Giới hạn thời gian xem tivi, chơi điện tử.
hinhminhoa2