Phòng Ngừa Thiếu Máu Do Thiếu Sắt | Dinh Dưỡng Học Đường
Dinh dưỡng học đường

GIÁO ÁN DINH DƯỠNG

Chuyên đề về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh dành cho giáo viên, giúp các bài giảng thêm sinh động, trực quan.

PHÒNG NGỪA THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Dinh dưỡng học đường

BÀI GIẢNG SẼ GỒM 4 PHẦN GIÚP CÁC EM HIỂU ĐƯỢC

  • Thế nào là thiếu máu do thiếu sắt?
  • Nguyên nhân và dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.
  • Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt.
  • Cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt bằng thói quen ăn ngon ăn đúng và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

THẾ NÀO LÀ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT?

  • Thiếu máu dinh dưỡng: là hiện tượng trẻ bị thiếu máu do thiếu 1 một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu. Các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình tạo máu là: chất đạm (protein), sắt, acid folic, vitamin B12, vitamin B6, vitamin C,…Do đó, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để phòng ngừa thiếu máu. 
  • Thiếu máu do thiếu sắt: là 1 một thể bệnh thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất ở nước ta, do cơ thể do trẻ bị thiếu chất sắt (chất sắt là một thành phần quan trọng cần thiết cho quá trình tạo máu). Thiếu máu do thiếu sắt là một bệnh tiến triển âm thầm nên thường bị bỏ qua.

NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

  • Do chế độ ăn thiếu chất sắt so với nhu cầu của cơ thể: chất sắt có trong một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Nếu trẻ ăn ít các thực phẩm giàu chất sắt, thì trẻ bị thiếu sắt, dần dần dẫn đến thiếu máu. Cũng có trường hợp khẩu phần ăn vẫn như bình thường, nhưng do nhu cầu sử dụng chất sắt ở giai đoạn đó tăng cao, nên khẩu phần ăn hàng ngày không đáp ứng được nhu cầu tăng cao này của cơ thể, khi đó trẻ cũng rất dễ bị thiếu máu. Những giai đoạn mà cơ thể cần nhiều chất sắt là khi đến tuổi dậy thì (đặc biệt là các em nữ), hoặc khi mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Do hấp thu kém: khi trẻ bị bệnh mạn tính đường tiêu hóa, ăn vào nhưng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, trong đó có việc kém hấp thu chất sắt.
  • Do mất máu mạn tính: như bị loét dạ dày tá tràng, bệnh về đường ruột.
  • Do bị nhiễm giun: các loại giun sống kí sinh trong ruột thường sẽ ăn các chất dinh dưỡng nên làm cho cơ thể bị thiếu chất, trong đó có chất sắt. Nguy hiểm nhất là giun móc, ngoài việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong lòng ruột, giun móc còn có các móc nhọn bám vào thành ruột gây chảy máu đường tiêu hóa, khiến cơ thể bị mất máu kéo dài, dẫn đến thiếu máu.

DẤU HIỆU THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

  • Dấu hiệu sớm: trẻ bị thiếu máu sẽ thấy mệt mỏi, hay buồn ngủ, kém tập trung trong giờ học, trí nhớ kém, hay quên, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Nặng hơn có thể thường xuyên thấy hoa mắt, chóng mặt, hay đau đầu. 
     BANNER 2
  • Giai đoạn muộn: thiếu máu xuất hiện từ từ, da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay giòn, dễ gãy. Trẻ bị thiếu máu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập mạnh, khó thở khi gắng sức,… Thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể: hệ thần kinh, tim mạch, hệ miễn dịch, nội tiết.

HẬU QUẢ THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

  • Giảm phát triển trí tuệ, thể lực: giảm khả năng học tập, ảnh hưởng đến chỉ số thông minh (IQ); giảm các hoạt động thể lực do đó làm giảm sự phát triển của toàn bộ cơ thể.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: giảm sức đề kháng với bệnh nhiễm trùng, nên hay bị ốm (bệnh).

CÁCH PHÒNG NGỪA THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

  • Để cơ thể được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là chất sắt thì các em cần được ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn động vật như thịt, gan, bầu dục, trứng,... Các thực phẩm giàu chất sắt có nguồn thực vật như rau ngót, rau dền; các loại đậu, đỗ,… BANNER 2
  • Lựa chọn và sử dụng các thực phẩm tăng cường sắt như một số loại bánh, sữa, nước mắm,... có bổ sung sắt trong thành phần, cần chú ý là để hấp thu tốt chất sắt trong thực phẩm, các em cần ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C.
  • Những trường hợp cần thiết theo đề nghị của bác sĩ, trẻ sẽ cần sử dụng một số loại thuốc bổ sung sắt (thuốc bổ máu) để điều trị thiếu máu do thiếu sắt.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tốt để phòng chống nhiễm giun, ở những vùng nông thôn thường có nguy cơ nhiễm giun cao, phải thực hiện tẩy giun định kỳ.

TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC

Bài trắc nghiệm trực tuyến, thao tác đơn giản, có ngay kết quả giúp đánh giá kiến thức vừa học được. Trẻ chỉ cần chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu và hoàn thành bài trắc nghiệm trong thời gian quy định.

banner-2

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM