
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ VUI VẺ ĐẾN TRƯỜNG
Giúp trẻ thích thú với việc vận động mỗi ngày để thêm vui khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát và sáng tạo hơn.
Để phòng ngừa những tai nạn thường gặp ở lứa tuổi học sinh, bố mẹ và nhà trường hãy tham khảo những lưu ý sau nhé!
Học sinh là lứa tuổi hiếu động và việc khuyến khích các em vận động tích cực hàng ngày là rất tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn vì hiện nay, tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam vẫn là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn, thương tích đe dọa đến an toàn và sức khỏe của trẻ em. Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường học có thể phòng tránh được nếu thầy cô, cha mẹ và các em có ý thức và thực hiện nghiêm túc những biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tai nạn thương tích ở lứa tuổi học sinh mà bố mẹ và nhà trường có thể tham khảo.
Để phòng ngừa chấn thương té ngã ở lứa tuổi học sinh, ngoài việc dạy trẻ các kỹ năng sống phòng ngừa chấn thương, nhà trường cũng cần phối hợp củng cố cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn cho trẻ vui chơi học tập. Cụ thể:
Để phòng ngừa bạo lực học đường thì bố mẹ và nhà trường cần:
Để phòng ngừa tai nạn giao thông cho trẻ lứa tuổi học sinh, bố mẹ và nhà trường có thể tham khảo những lưu ý sau:
Với những trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách. Đặc biệt ở vùng lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn. Và để phòng ngừa đuối nước cho trẻ lứa tuổi học sinh, bố mẹ cũng nên khuyến khích các em tham gia các lớp học bơi, rèn luyện kỹ năng sống.
Đối với học sinh bán trú cần đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học, nước cho học sinh uống phải đảm bảo vệ sinh. Học sinh không được ăn uống thực phẩm trôi nổi, hàng rong, nhất là hàng rong trước cổng trường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc do không đảm bảo vệ sinh và không rõ ràng về nguồn gốc của thực phẩm.
Để phòng ngừa tai nạn thương tích ở lứa tuổi học sinh, trường học phải có cán bộ theo dõi về y tế học đường và có tủ thuốc cấp cứu để phòng ngừa những lúc tai nạn xảy ra bất chợt. Ngoài sự quan tâm của thầy cô giáo thì bố mẹ cũng cần giáo dục trẻ những kỹ năng sống phòng ngừa và xử lý khi gặp những tai nạn tại trường và tại nhà. Để làm được điều này bố mẹ và các em có thể tham khảo thêm bài viết Cách Giữ An Toàn Cho Trẻ Phòng Té Ngã.
Nguồn: Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế