
Trò chơi vận động bản đồ kho báu
Giúp trẻ thích thú với việc vận động mỗi ngày để thêm vui khỏe, nhanh nhẹn, hoạt bát và sáng tạo hơn.
Việc lựa chọn các hoạt động thể lực hợp lý, phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn và phát triển toàn diện. Sau đây là những lưu ý để chọn lựa những hoạt động thể chất phù hợp cho trẻ trong độ tuổi đi học.
Vì trẻ trong độ tuổi đi học vẫn còn đang phát triển về thể chất, tâm lý theo từng ngày. Các môn thể thao vận động cần phải phù hợp với khả năng vận động theo tuổi của trẻ, đồng thời, phải ngày càng hấp dẫn hơn để giúp trẻ không bị chán.
Ví dụ: Trẻ lớp 1 có thể đi bộ, chạy nhảy, leo trèo và chơi cầu tuột trong công viên; nhưng trẻ từ lớp 3 trở lên sẽ thích các hoạt động phức tạp hơn như học múa, đá bóng trong sân, chơi patin, bơi lội...
Bố mẹ hãy nhớ rằng, trẻ sẽ cải thiện sức khỏe dần dần thông qua luyện tập. Vì vậy, nên chọn các môn thể thao hoặc vận động vừa sức để giúp con "nâng cấp" từ từ.
Vì khi trẻ yêu thích, trẻ mới dễ dàng hình thành thói quen rèn luyện thường xuyên, mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe và trí tuệ. Không nên cố gắng ép buộc trẻ thực hiện các hoạt động hoặc tham gia các môn thể thao trẻ không thích vì sẽ gây tác dụng ngược, trẻ sẽ càng không thích việc vận động hơn.
Tuy nhiên, với trẻ trong độ tuổi đi học thì việc xác định năng khiếu, sở thích của con đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn từ bố mẹ. Hãy lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ nhiều hơn, quan sát những hoạt động hàng ngày của trẻ và hãy khuyến khích trẻ tham gia thật nhiều hoạt động khác nhau để tìm ra năng khiếu của trẻ nhé.
Khi bước vào độ tuổi tiểu học, sự khác biệt giới tính về thể chất, vẻ ngoài, sở thích của trẻ sẽ ngày càng bộc lộ rõ. Vì vậy, bố mẹ cũng nên cân nhắc yếu tố giới tính để lựa chọn các môn thể thao, vận động để giúp trẻ luyện tập phù hợp hơn. Ví dụ như trẻ em gái sẽ học múa, aerobic; trẻ em trai sẽ thích đá bóng, bóng rổ....
Lịch vận động mỗi ngày của trẻ cần cân đối hợp lý để không khiến trẻ bị chấn thương, đuối sức, ảnh hưởng đến các hoạt động học tập, vui chơi khác. Hãy tham khảo thêm Tháp Vận Động tại đây để biết cách phân bổ lịch vận động cho trẻ thật chuẩn nhé.
Tháp Vận Động sẽ giúp trẻ nhận biết được đâu là những hoạt động nên duy trì mỗi ngày, đâu là những hoạt động duy trì thỉnh thoảng (2-4 lần mỗi tuần) và đâu là những hoạt động cần hạn chế.
Nếu bạn là giáo viên, hãy tải ngay bài giảng về Tháp Vận Động tại đây để giảng dạy cho học sinh về Tháp Vận Động nha. Hãy khuyến khích trẻ vận động tích cực mỗi ngày để trẻ năng động hơn, khỏe mạnh hơn, luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, tự tin và có vóc dáng cân đối khi trưởng thành.