Cách xây dựng thực đơn cho bữa ăn dinh dưỡng
Dinh dưỡng học đường

DUY TRÌ BỮA ĂN GIA ĐÌNH

Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, làm quen với các quy tắc trên bàn ăn và thêm thời gian trò chuyện, gắn kết với cả nhà.

CÁCH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO BỮA ĂN DINH DƯỠNG

Dinh dưỡng học đường

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được thực đơn là gì và cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình, bạn cũng có thể hướng dẫn để giúp trẻ thêm tự tin lên thực đơn cho mình mỗi tuần, tập thói quen tự lập và ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ. Xem ngay và dạy trẻ nhé!

THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG LÀ GÌ?

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự kiến sẽ được phục vụ trong bữa tiệc (cỗ) hay bữa ăn thường ngày… Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn không chỉ phản ánh phong tục tập quán của vùng miền, mà còn giúp cho người lập thực đơn dễ dàng biết cách đánh giá giá trị dinh dưỡng và sự phù hợp của từng món, từ đó có cái nhìn tổng quát để thay đổi hoặc sắp xếp các món ăn sao cho phù hợp nhất. Có thực đơn rồi thì công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học hơn.

banner 1

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG

Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn.

  • Bữa ăn thường ngày: thường sẽ có 3 đến 4 món ăn, sử dụng các loại thực phẩm thông dụng cùng cách chế biến đơn giản, để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cân đối và đáp ứng khẩu vị của các thành viên trong gia đình. Các món ăn cũng được thay đổi theo từng bữa hoặc theo ngày để tránh nhàm chán.
  • Bữa tiệc (cỗ, tiệc liên hoan hay tiệc chiêu đãi): thường sẽ có 5 món ăn trở lên, sử dụng những loại thực phẩm cao cấp nhưng phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình, cộng cách chế biến công phu, trình bày đẹp để thể hiện tính chất trang trọng của bữa tiệc. Các món ăn sẽ được chia thành các loại như sau: các món canh (hoặc súp); các món rau, củ, quả (tươi hoặc trộn hay muối chua); các món nguội; các món xào, rán; các món mặn và các món tráng miệng.

Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

  • Bữa ăn thường ngày: gồm các món chính là canh; mặn; xào (hoặc luộc) và dùng với nước chấm.
  • Bữa tiệc: nếu bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn thì các loại món ăn sẽ được chia theo cơ cấu trình tự như sau: món khai vị (súp, nộm); món ăn sau khai vị (món nguội, xào, rán…); món ăn chính (món mặn, thường là món nấu hoặc hấp, nướng… giàu chất đạm); món ăn thêm (rau, canh…); món tráng miệng. Nếu bữa ăn có các món được dọn cùng một lúc lên bàn thì các loại món ăn và hình thức tổ chức sẽ tùy thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương.

Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng, tính sẵn có của thực phẩm, thói quen khẩu vị, phong tục tập quán và phù hợp với điều kiện  kinh tế.

  • Bữa ăn thường ngày: ngoài phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và khẩu vị cũng như sở thích của các thành viên gia đình mà chọn lựa phương pháp chế biến món ăn thích hợp. Tuy nhiên các bữa ăn cần phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất quan trọng: chất bột đường; chất đạm; chất béo; vitamin và chất khoáng. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng theo nhu cầu dinh dưỡng hợp lí, nhưng với số lượng vừa đủ để tránh dư thừa hoặc thiếu. Một gợi ý hay đó là bạn hãy cho trẻ xem THÁP DINH DƯỠNG để xây dựng thực đơn dễ dàng hơn nhé!
  • Bữa tiệc: ngoài việc đảm bảo về mặt kinh tế và dinh dưỡng như bữa ăn thường ngày, thì cũng nên chú trọng đến việc chọn lựa và sắp xếp món ăn thông minh. Ví dụ: không nên có đến 2 món hấp trong cùng thực đơn vì sẽ khiến cho khách bị ngán; hay đã có món lẩu rồi thì không nên có thêm món cơm vì khách sẽ quá no và không ăn tiếp được các món khác.
BANNER 2

LƯU Ý KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN

  • Tránh sử dụng 1 loại nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn trong 1 bữa (trừ những món ăn cổ truyền dân tộc). Mỗi ngày nên sử dụng 15 – 20 loại thực phẩm để chế biến, thực phẩm nên có sẵn tại địa phương và phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. 
  • Thức ăn được sử dụng trong cùng 1 bữa phải khác nhau về màu sắc, cách chế biến, hình thức, độ cứng, mềm… phù hợp với độ tuổi của từng thành viên trong gia đình.
  • Trong mỗi bữa ăn nên sử dụng xen kẽ cả thức ăn nóng và nguội, ngay cả mùa hè cũng cần có một món ăn nóng trong bữa ăn.
  • Hương vị của món ăn cũng cần phải hài hòa mới kích thích khẩu vị. Món ăn có vị chua dọn trước, món ngọt dọn sau cùng. Tránh những món có mùi, vị lặp đi lặp lại. Ví dụ như tránh ăn món sườn chua ngọt cùng canh chua

Nếu như trẻ vẫn chưa biết cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng đúng thì bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy hướng dẫn trẻ xem thêm các THỰC ĐƠN DINH DƯỠNG ở đây, và cùng trẻ thực hiện thực đơn đã được gợi ý nhé! Khi trẻ đã quen rồi thì việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh sẽ vô cùng dễ dàng.​​​​​​

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM